image bannerimage banner
Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH CẢM CÚM
Thứ hai, tuần 7: Bác sĩ Trần Hồng Thắm  tới thăm trường và tuyên truyền phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết
anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

 

          Dịch sốt xuất huyết (SXH) đã và đang hoành hành ở nhiều nơi trên cả nước nói chung. SĐ nói riêng diễn biến hết sức phức tạp. theo chu kỳ 5 năm lâp lại lần Để giúp toàn thể trường ta hiểu thêm về bệnh SXH cũng như mức độ nguy hiểm của dịch bệnh này và biết cách phòng tránh cho trẻ và mọi người trong gia đình. Nay thắm đại diện y tế xin gửi đến toàn thể trường ta những thông tin tuyên truyền về cách phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.

 

1. Bệnh Sốt xuất huyết là gì:

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

2. Đường lây:

Bệnh sốt xuất huyết lây do muỗi vằn đốt hút máu người bệnh truyền sang người lành.

 

3. Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:

- Hiện nay ở Việt Nam bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.

- Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.

- Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra với 4 tuýp gây bệnh. Cả 4 tuýp gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng tuýp cho nên có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những tuýp khác nhau. 

4. Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết:

- Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

- Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

- Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, giếng nước, hốc cây,... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa,...

5. Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết:

 

5.1. Sốt xuất huyết thể nhẹ:

- Sốt cao đột ngột trên 380C, kéo dài 2-7 ngày.

- Đau dữ dội vùng trán và đau sau nhãn cầu.

- Có thể có dấu hiệu xuất huyết dưới da.

- Không kèm theo ho và sổ mũi.

5.2. Sốt xuất huyết thể nặng (giống như thể nhẹ và kèm theo các dấu hiệu):

- Dấu hiệu xuất huyết: chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu chân răng, vết bầm chỗ tiêm, nôn ra máu, đi ngoài phân đen,…

- Đau bụng, chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng,…

6. Những ai dễ mắc sốt xuất huyết: Mọi người đều có thể bị sốt xuất huyết nếu bị muỗi vằn hút máu người bệnh truyền cho.

7. Làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết:

- Đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, các trường hợp nhẹ có thể chăm sóc tại nhà.

8. Điều trị sốt xuất huyết

- Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu của bệnh sốt xuất huyết. Việc sử dụng thuốc người bệnh cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định cụ thể không tự ý mua thuốc về uống.

- Khi sốt, bệnh nhân dễ bị mất nước, cùng với triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, kém uống làm cho bệnh nhân dễ thiếu nước thêm, vì vậy người bệnh nên chú ý bổ sung thật nhiều nước.  

- Không nên uống những loại nước có màu đỏ, nâu, đen hoặc có gas như: nước trái cây sậm màu, nước củ dền, dưa hấu vì sẽ khó nhận biết giữa chảy máu ở dạ dày có màu nâu đỏ và nước trái cây khi người bệnh bị có nôn.

- Bệnh nhân nên ăn lỏng, dễ tiêu như cơm nhão, cháo, súp. Tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ thấy đầy bụng khó tiêu.

- Có 5 dấu hiệu trở nặng cần nhận biết sớm để đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay: Lừ đừ, li bì hoặc bứt rứt, nôn nhiều, đau bụng nhiều, xuất huyết, tay chân lạnh.

9. Các biện pháp phòng chống dịch:

9.1. Không để muỗi vằn sản sinh ra bọ gây:

- Thả cá vào bể nước.

- Dùng nắp đậy kín bể chứa nước tránh mỗi vằn đẻ.

- Không để nước đọng trong các vật dụng và đồ thải bỏ.

- Bỏ đầy cát vào lọ nước trồng cây phát lộc, cây vạn niên thanh để tránh bọ gậy, muỗi vằn.

- Thả Abate (thuốc diệt bọ gây) vào nơi nước đọng.

9.2. Tránh muỗi đốt bằng cách:

- Ngủ màn kể cả ban ngày.

- Dùng rèm chống muỗi.

- Dùng hương muỗi bình xịt, máy diệt muỗi.

9.3. Những điều gia đình cần làm khi y tế đến phun hóa chất diệt muỗi.

- Trước phun:

+ Mở thông phòng và cửa sổ.

          + Đậy kín thức ăn, vật dụng sinh hoạt hằng ngày.

          + Bảo vệ chim, cá cảnh, vật nuôi…

          + Sơ tán người ra khỏi nhà.

·         Sau phun:

+ Nên đóng kín các cửa khoảng 30 phút.

+ Sau đó mở cửa 5 phút rồi hãy vào nhà.

+ Rửa lại cốc chén bát đĩa, đồ sinh hoạt hàng ngày.

Vì sức khỏe của trẻ, mỗi gia đình và của cả cộng đồng. thắm  kêu gọi tất cả mọi người hãy quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết với khẩu hiệu: “ Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết”

BSCKI TRẦN HỒNG THẮMkhác

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN CẢM CÚM

 

            Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường, bệnh cảm cúm có nguy cơ lây lan và bùng phát rất cao. Đặc biệt trong những cơ sở giáo dục - trường học là nơi tập trung đông người thì nguy cơ bùng phát dịch càng cao hơn. Chính vì vậy để có biện pháp phòng chống dịch tốt nhất, đảm bảo sức khỏe cho các bạn học sinh có cơ hội tốt nhất để học tập thì quan trọng là mỗi chúng ta cần biết bệnh cảm cúm là gì? Cơ chế lây bệnh như thế nào? Dấu hiệu ra sao? Và cách phòng chống cũng như phải làm gì khi có biểu hiện nghi mắc cảm cúm?

1.Bệnh cảm, cúm là gì?

Bệnh cúm  là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao từ người sang người, có khả năng gây thành đại dịch và biến chứng hô hấp có thể gây tử vong.

2. Cơ chế lây bệnh?

Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc với vi rút từ người bệnh thông qua dịch hắt hơi, sổ mũi trong thời gian từ 1 đến 7 ngày sau khi khởi phát bệnh.

3. Dấu hiệu của cảm, cúm là gì?

- Sốt (trên 38 độ) ;

- Ho (ho khan hoặc ho có đờm), đau họng ;

- Đau đầu hoặc đau cơ, mệt mỏi ;

- Chảy nước mắt, nước mũi ;

- Một số người có biểu hiện nôn, buồn nôn…

- Trường hợp nặng: bệnh có thể diễn biến gây viêm phổi, suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.

4. Các biện pháp phòng chống?

a. Tăng cường vệ sinh cá nhân

- Thường xuyên rửa tay kỹ bằng xà phòng với nước sạch, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi.

- Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy để giảm phát tán dịch theo đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt khăn thật sạch bằng xà phòng. Không khạc nhổ bừa bãi.

b. Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh

- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh. Khi cần thiết phải tiếp xúc với người bị bệnh thì phải đeo khẩu trang y tế.

- Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp.

c. Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh

- Hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, mắt (bằng dung dịch nước muối sinh lý)

- Đảm bảo nơi ở, nơi làm việc, học tập thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng.

- Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể.

5. Làm gì khi có biểu hiện nghi mắc cảm cúm?

Nếu bản thân có các dấu hiệu như: sốt, ho, đau họng thì cần hạn chế tiếp xúc với mọi người, đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe tạm thời.

Vậy nhiệm vụ của học sinh chúng ta là:

- Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, có thể nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý hàng ngày…

- Che miệng khi ho và hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi.

- Vệ sinh nhà ở, lớp học sạch sẽ, mở cửa phòng học cho thoáng, nhiều ánh sáng…

- Vệ sinh môi trường thông thoáng, không vứt rác tùy tiện…

- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh, khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm.

- Trong gia đình khi có người có biểu hiện triệu chứng của cúm cần đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp điều trị và cách ly kịp thời.

 

 

                                                                        BSCKI TRẦN HỒNG THẮM

 

 

 

 

 

Tin liên quan
1 2 3